Sinh ra tại một làng quê nghèo thuộc xã Kỳ Hoa, trong một gia đình có truyền thống nhà giáo, từ nhỏ cô Lê Thị Dung đã nuôi ước mơ sau này trở thành giáo viên nuôi dạy trẻ, niềm đam mê đó đã đưa cô đến với nghành sư phạm và đó là nghành sư phạm mầm non xã nhà.
Năm 1979 cô bắt đầu tham gia giảng dạy và cũng trong thời gian này mọi thứ vẫn đang còn khó khăn, bỡ ngỡ, xã hội đang thuộc chế độ bao cấp, người dân chưa đủ ăn, chưa đủ mặc . Lúc đó trường lớp chưa có, còn phải học tạm bợ trong các nhà dân và trong các hội trường thôn, những lúc thôn xóm hoặc các đoàn thể có cuộc họp thì cô và cháu lại phải ngồi học dưới các bóng cây . Vận động mãi vẫn không ai chịu đi dạy, vì chế độ không có, thiệt thòi nhiều.
Về học sinh thì chỉ có 10 cháu đến lớp, đồ dùng đồ chơi chưa có cô và cháu chỉ có vài ba chiếc bàn ghế ngồi học tạm bợ, thậm chí có những cháu không có bàn ghế, phải ngồi học bằng lá chuối .
Nói về chế độ của của giáo viên thời đó cô Lê Thị Dung kể lại: “ Thời đó khổ và vất vả lắm các cô à. Không phải như bây giờ đâu. Chúng tôi chỉ đi dạy bằng tình yêu thương con trẻ, bằng niềm đam mê, yêu nghề chứ không bao giờ nghĩ đến chế độ. Mỗi năm chúng tôi được xã chi trả 5kg thóc tương đương với khoảng 200.000đ bây giờ. Nhưng vẫn hăng say làm việc, vẫn ngày hai buổi đến trường”
Còn về phần gia đình, cô lấy chồng và sinh được 4 người con, chồng đi làm công nhân lái xe cho công trường xa biền biệt, thỉnh thoảng mới được nghỉ phép về thăm nhà. Một mình cô cáng đáng mọi việc trong gia đình, chăm sóc con nhỏ, ngoài ra còn phải chăm mẹ già, nhưng chưa bao giờ cô phần nàn hay nản chí, chùn bước với công việc mình đang làm. Cô tâm sự:
“ Ngoài những giờ đi làm trên trường, về nhà tôi còn nuôi thêm lợn, nuôi thêm bò và trồng cả thêm lạc và lúa để cải thiện cuộc sống gia đình vì đi dạy là niềm đam mê và tình yêu thương con trẻ chứ không có thu nhập gì đâu. Nếu tôi không yêu nghề, mến trẻ, chịu khó thì tôi đã nghỉ dạy rồi”.
Được sự chăm sóc dạy bảo của cô giờ đây con các cô cũng đã trưởng thành, ai cũng có công việc ổn định và đặc biệt hơn đó là cô có người con theo nghề của mình. Đó là cô giáo Đào Thị Mai Tương _Phó hiệu trưởng trường mầm non xã Kỳ Hoa , nơi cô đang công tác.
Không chỉ dừng lại ở thiên chức làm mẹ, chăm con, và công việc trường lớp mà cô còn vươn lên, vượt khó tham gia các lớp học phổ thông, sư phạm để hiểu biết hơn về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ, nâng cao tay nghề. Năm 1983 cô theo học lớp “Sư phạm mẫu giáo miền xuôi nghệ tĩnh”, sau đó là các lớp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng sư phạm mầm non. Đặc biệt hơn hết là năm 1980 cô đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, và cho đến năm 2012 cô đã được trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Gần 48 năm đứng trên bục giảng với các nhiệm vụ được phân công là ngần ấy năm cật lực với nghề. Cô đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. Nhờ vậy, cô đã đạt nhiều thành tích cao, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, có nhiều đóng góp xây dựng nhà trường, tham gia nhiều cuộc thi do nhà trường, phòng và nghành phát động như: Cuộc thi “Gia đình và công dân tý hon”, “Bé khỏe bé ngoan”, “cô duyên dáng”…. Và đã đạt nhiều thành tích cao.
Cô Dung cùng cháu và phụ huynh trong cuộc thi
“Gia đình và công dân tý hon” năm học 2001 – 2002
Không những là một cô giáo “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà cô Dung còn được phụ huynh và đồng nghiệp, và học sinh luôn tin yêu. Là người biết san sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp của mình lúc hoạn nạn khó khăn, là một đoàn viên công đoàn xuất sắc, đi đầu, gương mẫu trong mọi phong trào.
Cô Doãn Thị Hằng, Hiệu trưởng trường mầm non Kỳ Hoa đánh giá cao về người đồng nghiệp của mình: “Đồng chí Lê Thị Dung là một người có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp, có uy tín đối với nhân dân, là một người giáo viên lâu năm có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã biết vượt khó vươn lên, được phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu, là người có cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường. Ngoài ra đồng chí giống như một người chị, người mẹ luôn quan tâm, dìu dắt các thế hệ phía sau”.
Còn cô Hoa( Một đồng nghiệp lâu năm với cô Dung) tâm sự: “Ngày xưa chúng tôi đi làm chẳng có trợ cấp gì, chỉ đi làm việc với tình yêu thương trẻ. Cuộc sống gia đinh ai cũng vất vả hết, tuy nhiên vất vả nhất vẫn là cô Dung, nhưng cô vẫn luôn là người rất chịu khó, một mình nuôi 4 con nhỏ, nuôi mẹ già, gánh chịu mọi công việc để chồng yên tâm công tác nhưng vẫn hoàn thành tốt mọi công việc”
Vâng! Vất vả, khó khăn cả về tinh thần và cơ sở vật chất đi cùng năm tháng là vậy đó. Nhưng với sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề, lòng yêu con trẻ và tinh thần vượt khó trong suốt những năm tháng làm việc tại trường mầm non xã Kỳ Hoa, cô đã không ngừng tham mưu với các cấp, tham gia lao động, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến cải tiến phù hợp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy. Góp phần không nhỏ xây dựng trường Mầm non xã nhà ngày một khang trang .
Đến bây giờ cuộc sống đã có phần ổn định và đã đến tuổi gần về hưu, tóc cô Dung đã điểm bạc nhưng nhiệt huyết chăm sóc các cháu vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào.Vẫn ngày ngày làm công việc của người mẹ hiền thứ hai, người cô giáo rạng rỡ nụ cười trên môi, chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho các cháu, yêu thương, vỗ về các cháu. Hình ảnh cô vẫn miệt mài với công việc, hi sinh cho sự nghiệp trồng người.
Cuộc sống tạo ra những khó khăn để thử thách nghị lực của con người nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, tinh thần vượt khó cô Lê Thị Dung đã hi sinh, vươn lên xây dựng gia đình, và đặc biệt là xây dựng sự nghiệp trồng người.
Cảm ơn cô vì sự hi sinh cao cả đó!.